Sau kì thi và xét tuyển vào đại học vừa qua, rất nhiều bạn thí sinh đăng ký ngành công nghệ thông tin có thắc mắc rằng học công nghệ thông tin cần giỏi môn gì? Đây là câu hỏi không mấy xa lạ cho các bạn sắp sửa bước vào chương trình học. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp đầy đủ và chi tiết về câu hỏi trên, hãy cùng theo dõi nhé!
I. Chương trình đào tạo ngành công nghệ thông tin
1. Các lộ trình trong chương trình đào tạo
Trước khi giải đáp câu hỏi học công nghệ thông tin cần giỏi môn gì chúng ta cần phải tìm hiểu sơ qua về lộ trình học tập cũng như các môn học và khung chương trình đào tạo giành cho ngành CNTT.
Mỗi trường đại học sẽ có một khung chương trình đào tạo riêng cho trường của mình, tuy nhiên về cơ bản thì hầu hết tất cả các trường sẽ có lộ trình đào tạo như sau:
- Học các môn học đại cương
Học đại cương trong 2 năm học đầu tiên. Đây là những môn học mà sinh viên trường đại học nào cũng cần phải học, có thể kể đến như Triết học, Kinh tế chính trị, Pháp luật đại cương…
Đây là những môn để sinh viên tiếp cận gần hơn với lĩnh vực mình theo học, là những kiến thức cơ bản cần có trước khi bước vào các môn chuyên ngành. Môn cơ sở ngành ở đây có thể kể đến là toán giải tích, ngoại ngữ…
Giai đoạn này người hộc sẽ học những kiến thức chuyên sâu mà sinh viên cần phải học để có thể theo đuổi công việc công nghệ thông tin. Các môn chuyên ngành bao gồm là lập trình, phát triển phần mềm, bảo mật thông tin…
2. Các môn cần học và khung chương trình đào tạo của ngành CNTT
Như đã nói đến ở trên thì tại mỗi trường đại học, cao đẳng đào tạo chuyên ngành CNTT sẽ có khung chương trình đào tạo khác nhau. Về cơ bản các trường đều có các môn học đào tạo giống nhau. Dưới đây sẽ là khung chương trình đào tạo ngành CNTT của Đại học Hoa Sen mà bạn có thể tham khảo:
Nội dung chương trình
Khối lượng kiến thức toàn khóa: 142 tín chỉ; Giáo dục thể chất (150 tiết), Giáo dục quốc phòng (165 tiết). Cụ thể:
Các môn học ngành công nghệ thông tin
Năm thứ nhất: học kỳ 1 + 2, sinh viên học 36 tín chỉ, gồm các môn học sau:
- Nhập môn lập trình
- Lập trình hướng đối tượng
- Cấu trúc dữ liệu và giải thuật
- Công nghệ mạng
- Toán rời rạc
- Tiếng Anh ứng dụng quốc tế 1 và 2
- 3 môn kiến thức xã hội
Năm thứ hai: học kỳ 3 + 4, sinh viên học 39 tín chỉ, gồm các môn học sau:
- Cơ sở dữ liệu
- Phân tích thiết kế hướng đối tượng
- Hệ thống máy tính
- Lý thuyết Hệ điều hành
- Hệ quản trị CSDL
- Công nghệ phần mềm
- Đồ án thực tập lập trình A
- Tự chọn bắt buộc 1
- Giải tích 1
- Tiếng Anh ứng dụng quốc tế 3 và 4
- Một môn xã hội
Năm thứ ba: học kỳ 5 + 6, sinh viên học 38 tín chỉ, gồm các môn học sau:
- Tối ưu hoá tuyến tính
- Phân tích và thiết kế giải thuật
- Tự chọn bắt buộc 2 + 3
- Tự chọn chuyên đề 1
- Kỹ thuật lập trình nâng cao
- Tự chọn tự do 1
- Xác suất thống kê
- Một môn xã hội
- Nếu học chuyên ngành Hệ thống thông tin: CSDL nâng cao, Phân tích Hệ thống Nghiệp vụ, Hệ thống thông tin doanh nghiệp và thương mại điện tử.
- Nếu học chuyên ngành Công nghệ phần mềm: Kỹ thuật thu thập yêu cầu phần mềm, Rà soát và kiểm chứng phần mềm, Kiến trúc phần mềm
- Thực tập nhận thức 8 tuần tại doanh nghiệp (học kỳ phụ “kỳ tết”)
Năm thứ tư: học kỳ 7 + 8, sinh viên học 29 tín chỉ, gồm các môn học sau:
- Tự chọn chuyên đề 2
- Quản trị dự án phần mềm
- Tự chọn tự do 2
- Một môn xã hội
- Đồ án chuyên ngành / Thực tập nghề nghiệp (Internship)
- Nếu học chuyên ngành Hệ thống thông tin: Open ERP/ ERP, Khai thác dữ liệu/Hệ thống thông tin tri thức
- Nếu học chuyên ngành Công nghệ phần mềm: Quản lý chất lượng phần mềm, An toàn phần mềm và hệ thống / Quy trình và công cụ phát triển phần mềm
- Khóa luận tốt nghiệp / Thực tập tốt nghiệp.
Các tổ hợp xét tuyển
- A00: Toán, Vật lý, Hóa học
- A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh
- D01: Toán, Ngữ Văn, tiếng Anh
- D03: Toán, Ngữ văn, tiếng Pháp
- D07: Toán, Tiếng Anh, Hóa học
|
II. Học công nghệ thông tin cần giỏi môn gì?
Không chỉ trong giai đoạn tìm hiểu về ngành học mà cả trong giai đoạn sắp sửa nhập học rất nhiều bạn tân sinh viên muốn chuẩn bị tâm lý trong những năm học sắp tới đã tìm kiếm đáp án cho câu hỏi học công nghệ thông tin cần giỏi môn gì?
Đối diện với ngành học này thì người theo học cần phải học tốt những môn học như sau:
1. Toán – môn học không thể không giỏi
Toán học là một trong những môn không thể nào không giỏi nếu muốn theo đuổi ngành CNTT, rất nhiều người lầm tưởng rằng sẽ thoát khỏi môn toán khi bước qua chương trình học THPT nhưng nếu theo học ngành CNTT thì chắc chắn bạn sẽ tiếp tục phải học toán và học ở mức độ khó hơn rất nhiều. Chính vì điều này mà rất nhiều bạn đặt ra câu hỏi rằng
học công nghệ thông tin có khó không?
Việc học CNTT muốn giỏi thì không chỉ bằng việc code một cách rập khuôn mà người học cần phải đi sâu nghiên cứu hơn nữa về các thuật toán để sáng tạo ra những cái mới cũng như không chỉ là một con “robot”. Đặt biệt các ngành như Machine learning, Neural Network, Data Mining, AI, … không có nền Toán và kiến thức toán sâu rộng thì sẽ không thể làm gì.
Hơn nữa, học toán tốt cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tư duy. Có tư duy toán học logic tốt là thế mạnh không thể chối cãi của ngành công nghệ thông tin.
2. Tin học – môn học quan trọng của tất cả các sinh viên CNTT
Chắc không cần nói thì ai cũng biết được rằng tin học sẽ là một trong những đáp án cho câu hỏi học công nghệ thông tin cần giỏi môn gì. Theo như chương trình đào tạo của nước ta, lớp 6,7 các bạn học sinh đã được làm quen với ngôn ngữ lập trình Pascal. Thậm chí tại cấp tiểu học cụ thể là lớp 4, 5 các em học sinh đã có trò Logo với cách chơi tương tự lập trình cơ bản. Lên cấp 3, các thuật toán được đưa vào giảng dạy, đây là một trong những định hướng cho các bạn theo ngành CNTT.
Môn Tin học sẽ là cơ sở để hình thành nên ngành CNTT nên tất nhiên các bạn sinh viên phải sẵn sàng học tốt môn này.
3. Ngoại ngữ – môn học giúp tiến xa hơn trong ngành CNTT
Rất nhiều người đi trước trong ngành CNTT đúc rút ra rằng: Tổ hợp CNTT + Ngoại ngữ = Thành công. Nói một cách đơn giản. Bạn có kỹ năng CNTT, cánh cửa cơ hội mở ra. Có thêm tấm vé ngoại ngữ, chẳng còn cánh cửa nào cả, vì bạn chính là cơ hội.
Mới đây Vingroup đang trên con đường chinh phục thị trường Mỹ. Làn sóng đầu tư nước ngoài vào nước ta chỉ tăng không giảm. Có nghĩa là gì. Là sự hội nhập. Việc biết ngoại ngữ mà tối thiểu là một ngoại ngữ Tiếng Anh không còn là điều kiện vượt trội nữa. Đó là điều kiện cần để tồn tại và phát triển trong ngành.
Có một điều các bạn sẽ hiểu. Rằng Công nghệ thông tin là bộ môn cần người chơi có kĩ năng liên ngành. Ví dụ, nếu muốn thiết kế giao diện thông minh thì ta không cần toán nhưng lại cần kiến thức thiết kế. Ngược lại nếu mình làm hệ thống viễn thông thì cần kiến thức về viễn thông, tương tự cho hệ thống kế toán hay quản lý doanh nghiệp.
Hi vọng, với bài viết chi tiết trên sẽ giúp cho bạn hiểu hơn về ngành CNTT và sẵn sàng bước tới con đường học hành phía trước. Chúc các bạn thành công.