Thời gian gần đây, tâm lý học là ngành học được nhiều bạn học sinh, phụ huynh tìm hiểu. Do đó, ngành tâm lý học có dễ xin việc không chắc chắn là thắc mắc của nhiều bạn học sinh đang muốn theo đuổi ngành học này. Để có được câu trả lời chính xác nhất, bạn hãy cùng openstreetsdet.org theo dõi bài viết dưới đây nhé.

I. Ngành tâm lý học là gì?

Tâm lý học là ngành nghiên cứu về tâm lý của con người

Tâm lý học là ngành khoa học chuyên nghiên cứu về tâm lý, tinh thần của con người, từ đó giải thích những hành động, trạng thái liên quan đến hình thức tinh thần. Bên cạnh đó, tâm lý học cũng nghiên cứu về nhận thức, cảm xúc, hành vi và quá trình tư duy của con người.

Ngành tâm lý học được chia thành nhiều lĩnh vực khác nhau như tâm lý học phát triển, tâm lý học xã hội, tâm lý học giáo dục, tâm lý học lâm sàng và nhiều lĩnh vực khác. Mỗi lĩnh vực đều sự chuyên sâu và ứng dụng trong các môi trường, ngữ cảnh khác nhau.

II. Học ngành tâm lý học có dễ xin việc không?

Mặc dù là ngành học khá mới mẻ nhưng tâm lý học đã có những bước phát triển mạnh mẽ trong nhiều năm quá. Vậy ngành tâm lý có dễ xin việc không? Sinh viên tốt nghiệp tâm lý học có thể đảm nhận nhiều công việc khác nhau như:

1. Chuyên viên điều trị và tư vấn

Những người làm việc trong lĩnh vực tâm lý học lâm sàng hoặc tư vấn tâm lý sẽ sử dụng kiến thức và kỹ năng của mình để giúp đỡ và điều trị những người có vấn đề tâm lý.

Họ có thể áp dụng các phương pháp điều trị tâm lý để giúp người bệnh cải thiện sức khỏe tâm lý và chất lượng cuộc sống.

Bạn có thể trở thành những chuyên viên tâm lý trong nhiều lĩnh vực như: tư vấn tâm lý xã hội, tư vấn tâm lý học đường, tư vấn tâm lý tình yêu…

2. Cán bộ tư vấn tâm lý tại bệnh viện

Đây là công việc hỗ trợ các bác sĩ tại chuyên khoa tại bệnh viện. Theo đó, cán bộ tư vấn tâm lý sẽ giúp đỡ bác sĩ trong việc điều trị cho người bệnh gặp vấn đề về tâm lý.

Họ có thể thực hiện các công việc như thực hiện bài test tâm lý cho người bệnh, đánh giá bài test…

3. Giáo viên kỹ năng sống – Ngành tâm lý học có dễ xin việc không

Giáo viên kỹ năng sống là lựa chọn của nhiều bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp

Giáo viên kỹ năng sống cũng là hướng đi tốt mà bạn có thể lựa chọn. Công việc này chủ yếu là giảng dạy, diễn thuyết. Họ sẽ giảng dạy những bài học giúp cải thiện chất lượng đời sống tinh thần dành cho mọi lứa tuổi.

4. Giảng viên dạy học tại các trường đại học, cao đẳng

Nếu bạn đang lo lắng học ngành tâm lý học có dễ xin việc không, trở thành giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng cũng là công việc mà bạn có thể tham khảo.

Tuy nhiên, để trở thành giảng viên, bạn cần phải đáp ứng được điều kiện về trình độ học vấn là thạc sĩ, tiến sĩ. Vì thế, sau khi tốt nghiệp đại học, bạn phải tiếp tục học sau đại học. Sau khi hoàn thành xong chương trình đào tạo về chuyên môn, nghiên cứu, bạn có thể xin đảm nhận vị trí giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng có ngành tâm lý học.

5. Nghiên cứu tại các viện nghiên cứu

Sau khi hoàn thành xong chương trình đại học và có kết quả học tập tót, bạn có thể học tiếp và xin làm việc tại các viện nghiên cứu về tâm lý.

Với công việc này, bạn sẽ tham gia vào những dự án nghiên cứu, phân tích và thực hiện các thí nghiệm để phát triển lĩnh vực tâm lý.

III. Mức lương ngành tâm lý học

Mức lương ngành tâm lý tùy thuộc vào từng vị trí, kinh nghiệm làm việc

Đây cũng là vấn đề được nhiều bạn sinh viên quan tâm bên cạnh vấn đề ngành tâm lý có dễ xin việc không. Thực tế, mức lương sẽ dao động tùy thuộc vào vị trí, cấp bậc, kỹ năng… của mỗi người.

Đối với những vị trí như chuyên viên tư vấn tâm lý, trợ lý nghiên cứu, mức lương dao động từ 8 triệu đồng – 10 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, nếu bạn có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao thì mức lương sẽ cao hơn.

Với vị trí chuyên gia tâm lý làm việc trong các lĩnh vực như tâm lý giáo dục, tư vấn tâm lý hôn nhân gia đình, tư vấn sự nghiệp hoặc nghiên cứu thì mức lương sẽ cao hơn, dao động từ 15 triệu/tháng trở lên.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng mức lương ngành tâm lý học sẽ có sự thay đổi theo thời gian, trình độ. Vì thế, bạn hãy luôn cố gắng học tập để nâng cao trình độ, kỹ năng của mình nếu muốn có mức thu nhập cao nhé.

IV. Tố chất cần có để học ngành tâm lý học

Ngành nghề này đòi hỏi một số tố chất như kỹ năng giao tiếp, lắng nghe hay đồng cảm

Sau khi biết được ngành tâm lý có dễ xin việc không, để theo đuổi được ngành học này bạn cần có một trong số những tố chất sau:
  • Khả năng đồng cảm: Tâm lý học là nghiên cứu về suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của con người. Do đó, để học ngành này, bạn cần có sự quan tâm đặc biệt đến con người, khả năng đồng cảm.
  • Tư duy phân tích và logic: Tâm lý học yêu cầu phải xem xét và phân tích thông tin từ nhiều góc độ khác nhau. Khả năng tư duy phân tích và logic giúp bạn hiểu rõ các quan điểm, lý thuyết và phương pháp trong tâm lý học.
  • Kiên trì: Học tâm lý học đòi hỏi sự nỗ lực liên tục và khả năng kiên nhẫn khi nghiên cứu và giải quyết các vấn đề phức tạp về tâm lý con người.
  • Kỹ năng giao tiếp: Tâm lý học thường liên quan đến công việc tương tác với con người, do đó kỹ năng giao tiếp tốt là rất quan trọng. Bạn cần có khả năng lắng nghe, truyền đạt thông tin một cách rõ ràng và hiểu cảm xúc của người khác.
  • Sự đam mê: Học tâm lý học là một cuộc hành trình không ngừng để khám phá và hiểu biết về con người. Đam mê và sự ham muốn tìm hiểu sẽ giúp bạn chủ động cập nhật kiến thức mới và phát triển hơn trong lĩnh vực này.

V. Kết luận

Có thể thấy, với nhu cầu xã hội ngày càng lớn thì ngành tâm lý học sẽ mang đến nhiều cơ hội nghề nghiệp trong tương lai. Hy vọng, qua những chia sẻ trên đây bạn sẽ không còn quá lo lắng về vấn đề ngành tâm lý học dễ xin việc không. Chúc bạn luôn vững bước với sự lựa chọn của mình. Đừng quên theo dõi chuyên mục giáo dục để giải đáp thêm nhiều thắc mắc khác nhé.