Montessori hiện là phương pháp giáo dục được ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Để hiểu rõ giáo dục Montessori là gì? Bạn hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của openstreetsdet.org để được giải đáp chi tiết nhất nhé.
I. Chương trình giáo dục montessori là gì?
Montessori là chương trình giáo dục được áp dụng tại nhiều quốc gia phát triển trên thế giới. Hiện nay, tại Việt Nam cũng có nhiều trường mầm non áp dụng phương pháp giáo dục này.
Có thể nói, hiệu của của chương trình giáo dục Montessori được khẳng định qua sự thay đổi của trẻ sau một thời gian học tập.
Vậy giáo dục Montessori là gì? Hiểu đơn giản thì đây chính là chương trình giáo dục sớm được áp dụng cho trẻ từ 0 đến 6 tuổi thông qua những giáo quan trực quan.
Nội dung giảng dạy của phương pháp Montessori tập trung vào sự phát triển tự nhiên của trẻ. Đội ngũ giáo viên cũng được đào tạo bài bản để sử dụng các giáo cụ chuyên biệt.
Phương pháp Montessori hỗ trợ phát triển tâm sinh lý của trẻ một cách tự nhiên nhất và trang bị thêm cho trẻ những kiến thức từ thực tế. Nhờ đó mà trẻ có thể phát triển toàn diện về mặt kỹ năng, kiến thức, thể chất và trí tuệ.
II. Những nguyên tắc của phương pháp montessori
Khi áp dụng phương pháp mới này, bên cạnh hiểu giáo dục Montessori là gì, bố mẹ cũng cần lưu ý một số nguyên tắc sau:
1. Tôn trọng, không áp đặt
Nguyên tắc tôn trọng, không áp đặt rất được coi trọng trong phương pháp giáo dục Montessori. Theo đó, trẻ sẽ được tự do hoạt động, ưu tiên vào sự phát triển cá nhân.
Nếu bố mẹ cố tính áp đặt trẻ thực hiện theo mong muốn của mình thì có thể khiến trẻ mất đi khả năng tư duy. Do đó, bố mẹ hãy trể bé khám phá thế giới theo cách riêng của mình.
2. Không phần thưởng, không trừng phạt
Khác với quan điểm giáo dục truyền thống, Montessori là môi trường học tập không có phần thưởng hay trừng phạt.
Nếu trẻ làm sai, bố mẹ nên minh họa lại cách làm việc đúng, khích lệ trẻ và ghi nhận sự cố gắng của bé. Ngoài ra, bố mẹ cũng không nên nghiêm trọng hóa vấn đề, hãy dạy trẻ cách nhận thức việc làm đó là chưa đúng và cần phải sửa lại.
3. Phương pháp giáo dục montessori là học đi đôi với hành
Lý thuyết và thực hành luôn là 2 vấn đề cần được thực hiện song song, chú trọng bằng nhau. Các nhà khoa học đã chứng minh, trẻ có xu hướng bắt chước những hành động mà chúng nhìn thấy. Vậy nên, chương trình giáo dục Montessori sẽ tạo điều kiện để trẻ có thể phát triển theo cách riêng.
Khi thực hành, bé sẽ được làm quen với một số thói quen như mặc quần áo, quét nhà, cầm cốc… Ngoài ra trẻ cũng được học thêm các kỹ năng để tự tin, chủ động hơn trong cuộc sống như lắng nghe, xếp hàng…
4. Không nên ảnh hưởng đến sự tập trung của trẻ
Trong quá trình dạy trẻ theo phương pháp Montessori, bố mẹ không nên làm ảnh hưởng đến sự tập trung của bé. Như đã chia sẻ khi đề cập khái niệm giáo dục Montessori là gì?
Nếu thấy trẻ đang chơi, bố mẹ không nên can thiệp vào trừ khi có lý do đặc biệt nào đó. Bởi trẻ cần phải có sự tập trung để tìm ra cách chơi, hướng giải quyết vấn đề đang gặp phải.
5. Bố mẹ, giáo viên là người đồng hành
Trong phương pháp Montessori, trẻ chính là trung tâm của các hoạt động; nhà trường chỉ nên tập trung khai thác những tiềm năng ở trẻ. Cùng với đó, bố mẹ và thầy cô sẽ là người hướng dẫn, khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động.
6. Luôn truyền cảm hứng cho trẻ về thiên nhiên
Thay vì học tập trong nhà, bố mẹ và thầy cô nên tổ chức nhiều hoạt động ngoài trời để trẻ có thể cảm nhận được thực tế tốt hơn.
III. Lĩnh vực cốt lõi của chương trình montessori
Montessori là phương pháp giáo dục cởi mở giúp trẻ phát triển toàn diện ở các lĩnh vực như sau:
1. Trong đời sống thực hành
Giáo dục Montessori chú trọng đến vấn đề thực hành ở trẻ. Theo đó, trẻ sẽ được tiếp cận, học cách tự phục vụ những nhu cầu trong cuộc sống của mình từ đơn giản đến phức tạp như vệ sinh cá nhân, tự mặc đồ, làm việc nhà…
2. Montessori trong rèn luyện giác quan
Trẻ từ 0-6 tuổi thường rất nhạy cảm về giác quan, bởi giai đoạn này kênh tiếp nhận thông tin truyền đến não bộ của trẻ chính là các giác quan.
-
Thị giác: trẻ sẽ được học cách phân biệt màu sắc, vị trí cao thấp, kích thước… thông qua những giá cụ hộp màu, tủ hình học…
-
Thính giác: phương pháp giáo dục Montessori sẽ sử dụng âm điệu để trẻ có thể cảm nhận được độ to, nhỏ của âm thanh và phát triển năng khiếu ca hát, múa, nhảy… ở trẻ.
-
Xúc giác: trẻ sẽ được trực tiếp cầm nắm các đồ vật để cảm nhận về sự mịn màng, thô ráp, khối lượng…
-
Vị giác: các vị giác cơ bản sẽ được thầy cô hướng dẫn để trẻ nhận biết được vị mặn, ngọt, đắng…
-
Khứu giác: trẻ sẽ được hướng dẫn cách phân biệt các mùi hương của hoa, cây cỏ, mùi thức ăn…
3. Montessori trong ngôn ngữ
Trong lĩnh vực ngôn ngữ, phương pháp giáo dục Montessori là gì? Giáo dục sớm sẽ giúp trẻ làm quen với ngôn ngữ, linh hoạt về tư duy. Từ đó trẻ sẽ nhanh nhẹn, vui tươi…
Trẻ sẽ được hướng dẫn nhận biết các mặt chữ thông qua hoạt động viết theo mẫu, tô chữ, ghép âm…
Trẻ được học ngôn ngữ qua nhiều nguồn tài liệu khác nhau như thơ, tranh ảnh, bài hát… Nhờ đó mà khả năng ghép vần, đọc hiểu của trẻ hoàn thiện hơn.
4. Trong toán học
Trẻ ở lứa tuổi mầm non luôn thích tìm tòi những điều mới mẻ. Lúc này, trẻ bắt đầu có sự hứng thú với các con số vì thế giáo dục Montessori sẽ để trẻ tiếp cận với toán học thông qua các giáo dục trực quan khác nhau. Từ đó, trẻ sẽ có khả năng sử dụng ký hiệu, làm việc theo chu trình, tạo thói quen…
5. Trong văn hóa, khoa học xã hội
Phương pháp Montessori sẽ cho trẻ nhiều cơ hội được tiếp xúc với các mô hình, dụng cụ học tập liên quan đến lịch sử, âm nhạc, địa lý… Từ đó mà trẻ có thể nhanh chóng thích nghi với văn hóa của địa phương nơi mình sống, tự tin hơn trong cuộc sống.
IV. Kết luận
Hy vọng qua bài viết này các bậc phụ huynh đã biết giáo dục Montessori là gì. Qua đó có thể áp dụng phương pháp giáo dục sớm này để dạy các bé ngay tại nhà, giúp trẻ phát triển toàn diện hơn. Đừng quên theo dõi chuyên mục giáo dục thường xuyên để có thêm những kiến thức, thông tin hữu ích khác nhé.