Luật Bosman ra đời đã làm thay đổi cả bộ mặt bóng đá thế giới, đồng thời cũng giúp các cầu thủ kiếm được bộn tiền và được thi đấu cho đội bóng mà mình thích. Vậy Bosman là gì trong bóng đá? Hãy cùng Xôi Lạc TV tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.
I. Giải đáp Bosman là gì?
Bosman hay luật Bosman là một trong những đạo luật thế kỷ có ảnh hưởng to lớn đến sân cỏ châu Âu. Theo đó, luật này cho phép cầu thủ được phép ra đi tự do khỏi câu lạc bộ chủ quản sau khi hết hạn hợp đồng. Phán quyết này ra đời vào ngày 15 tháng 12 năm 1995 và gắn liền với tên tuổi cầu thủ bóng đá người Bỉ, Jean-Marc Bosman.
Trước luật Bosman, các câu lạc bộ có quyền kiểm soát quyền chuyển nhượng cầu thủ ngay cả khi hợp đồng với họ đã hết hạn. Cụ thể, luật chuyển nhượng trước đó quy định, CLB đến từ quốc gia nào đó phải có sự đồng ý của CLB khác nếu muốn ký hợp đồng với cầu thủ thuộc quốc gia của họ, kể cả khi hợp đồng của cầu thủ đã hết hạn. Điều này đã mang đến những rắc rối về mặt pháp lý, giảm quyền tự do của cầu thủ.
Và khi luật Bosman ra đời, nó đã làm thay đổi hoàn toàn về thị trường chuyển nhượng cầu thủ. Vậy Bosman là gì? Quy định mới từ luật Bosman không chỉ cho phép cầu thủ được chuyển nhượng tự do, mà còn chấm dứt hệ thống hạn ngạch sử dụng ngoại binh mà UEFA giao cho các CLB tham dự cúp châu Âu khiến họ chỉ có thể sử dụng tối đa 3 ngoại binh trong đội hình. Và điều này đã tạo ra những bước ngoặt lớn cho các CLB mà Manchester United được biết đến là đội hưởng lợi rõ nhất.
II. Lịch sử ra đời của luật Bosman trong bóng đá
Để hiểu rõ hơn về Bosman là gì, Xoi lạc sẽ tiếp tục chia sẻ đến bạn thông tin về lịch sử ra đời của đạo luật này. Như đã thông tin, luật Bosman được đặt tên theo cầu thủ bóng đá người Bỉ là Jean-Marc Bosman. Cụ thể, Bosman là cầu thủ thuộc biên chế CLB Liege tại giải vô địch quốc gia Bỉ, nhưng đã bị đình chỉ thi đấu do không gia hạn hợp đồng với đội bóng chủ quản vào năm 1990. Được biết, ông mong muốn tìm kiếm cơ hội thi đấu ở một CLB khác ở châu Âu nhưng phải đối mặt với những quy định chuyển nhượng vô cùng khắt khe lúc đó.
Năm 1990, Jean-Marc Bosman đã đưa đơn kiện lên tòa án châu Âu và yêu cầu được chuyển nhượng tự do. Thế nhưng, tòa án lại yêu cầu ông phải ký hợp đồng mới với Liege nếu muốn tiếp tục thi đấu. Và Bosman đã từ chối điều này và nhất quyết đòi chuyển nhượng tự do khi hợp đồng hết hạn.
Sau một thời gian dài tranh cãi, đến tháng 12 năm 1995, tòa án châu Âu đã đưa ra phán quyết cuối cùng cho rằng các CLB chủ quản không cho phép cầu thủ tìm bến đỗ mới là vi phạm quyền tự do di chuyển của cầu thủ trong Liên minh EU và cũng là điều bất hợp pháp. Với phán quyết này, cầu thủ sau khi hết hạn hợp đồng với CLB chủ quản sẽ được chuyển nhượng đến bất kỳ đội bóng nào trong Liên minh Eu mà không cần phải trả phí chuyển nhượng.
Cùng từ đó, luật Bosman đã chính thức thông qua và thay đổi hoàn toàn thị trường chuyển nhượng cầu thủ. Theo đó, các CLB không còn phải trả khoản phí chuyển nhượng cho CLB cũ nếu cầu thủ đã kết thúc hợp đồng với họ. Đồng thời, cầu thủ cũng có quyền chuyển nhượng tự do mà cần sự cho phép của CLB cũ.
III. Ưu, nhược điểm của luật Bosman
Có thể nói, chiến thắng của Jean-Marc Bosman trong vụ kiện năm 1995 đã có ảnh hưởng lớn đến các quy định tại giải vô địch quốc gia ở châu Âu. Vậy hãy cùng điểm qua một số tác động tích cực và tiêu cực của đạo luật Bosman là gì nhé.
1. Ưu điểm của luật Bosman là gì?
- Sau khi luật Bosman được áp dụng, các CLB đã phải có những thay đổi về cách tiếp cận mua bán cầu thủ, cùng như phát triển chương trình đào tạo cầu thủ trẻ.
- Tăng cường quyền tự do cho cầu thủ sau khi hết hạn hợp đồng với CLB. Theo đó, cầu thủ có thể tự do chuyển nhượng đến CLB mà mình yêu thích.
- Luật Bosman cũng giúp các CLB giảm áp lực về mặt tài chính khi chuyển nhượng cầu thủ.
- Bên cạnh đó, luật này cũng cho phép các CLB có thêm suất cho cầu thủ ngoại binh thi đấu. Theo đó, các CLB có thể mua cầu thủ đến từ bất kỳ quốc gia nào để nâng cao chất lượng đội bóng.
- Đạo luật Bosman cũng giúp nâng cao giá trị thương mại của môn thể thao vua bởi vì các CLB có thể mua nhiều cầu thủ đến từ các quốc gia khác nhau. Điều này góp phần tạo cơ hội cho các nhà tài trợ, đối tác.
2. Nhược điểm luật Bosman
- Tuy nhiên, luật Bosman cũng có một số điểm hạn chế, tác động tiêu cực. Một trong những hệ lụy đầu tiên đó là các CLB giàu có có thể chi nhiều tiền để mua về những cầu thủ tốt nhất, điều này tạo ra sự chênh lệch lớn giữa các đội bóng và vô hình làm ảnh hưởng đến tính công bằng của bóng đá.
- Luật Bosman ra đời giúp các CLB lớn dễ dàng sở hữu những bản hợp đồng chất lượng với những cầu thủ tốt nhất. Ví dụ như CLB Liege, trước thời điểm luật Bosman, họ không hề kém cạnh so với Chelsea tại đấu trường châu Âu. Thế nhưng, khi luật Bosman ra đời, họ đã trở nên nhỏ vé khi xét về mặt danh tiếng và tài chính cũng như chuyển môn.
- Một trong những hạn chế khác của luật Bosman chính là giảm chất lượng các giải đấu. Bởi khi những CLB lớn có tiềm lực về tài chính nên mua nhiều cầu tốt nhất, trong khi những CLB nhỏ không có nhiều cơ hội để cạnh tranh. Điều này đã tạo nên sự chênh lệch lớn giữa các đội bóng, khiến giải đấu không có sự hấp dẫn.
- Luật Bosman còn ảnh hưởng đến việc phát triển, đào tạo cầu thủ trẻ. Các CLB thường có xu hướng sử dụng những cầu thủ nhiều kinh nghiệm, ngoại bình để đáp ứng nhu cầu ngay lập tức, thay vì đầu tư phát triển cầu thủ trẻ. Điều này đã làm hạn chế cơ hội ra sân của những tài năng trẻ và sự phát triển của họ.
V. Kết luận
Hy vọng qua những thông tin trên đây, bạn đã hiểu rõ hơn về luật Bosman là gì trong bóng đá, cũng như tác động của nó đối với sự phát triển của môn thể thao vua. Đừng quên thường xuyên truy cập vào trang web của chúng tôi thường xuyên để theo dõi những bài viết hấp dẫn khác nhé.