Everest vẫn luôn được biết đến là đỉnh núi có độ cao nhất thế giới. Thế nhưng, bên cạnh đó còn có rất nhiều đỉnh núi sở hữu độ cao tương tự. Hãy cùng openstreetsdet.org khám phá ngay top 8 những đỉnh núi cao nhất thế giới hiện nay trong bài viết này nhé.
I. Những đỉnh núi cao nhất thế giới hiện nay
1. Đỉnh Everest – Độ cao 8.848 m
Nhắc đến những đỉnh núi cao nhất thế giới chắc hẳn ai trong số chúng ta cũng nghĩ đến đỉnh Everest đầu tiên. Hiện nay đỉnh núi Everest có chiều cao 8.848m so với mực nước biển, nằm ở biên giới Tây Tạng Trung Quốc với Nepal.
Đỉnh núi này còn được biết đến là đỉnh núi tử thần vì không phải ai cũng có thể chinh phục đỉnh Everest và nguy hiểm hơn là một đi không còn trở lại.
Đã có rất nhiều người muốn chinh phục đỉnh núi này nhưng đã phải bỏ mạng với nhiều lý do như tuyết lở, thiếu oxy, tê cóng,…Người đầu tiên có thể leo lên đỉnh núi Everest là 2 người New Zealand Sir Edmund Hillary và Tenzing Norgay vào năm 1953.
Kể từ đó trở đi, có rất nhiều đoàn thám hiểm quyết định chinh phục đỉnh Everest. Theo thống kê, có hơn 3000 người đã phải bỏ mạng tại đỉnh núi tử thần này.
2. Đỉnh núi K2 – Độ cao 8.611 m
Đứng sau vị trí của đỉnh Everest đó chính là đỉnh núi K2 với độ cao ước tình khoảng 8.661m nằm ngay biên giới của Tân Cương và Kashmir. Những người đam mê leo núi mạo hiểm đã đặt tên cho đỉnh núi này là Ngọn núi hoang dã vì nó rất khó để chinh phục.
Tính đến năm 2018, tỉ lệ người tử vong khi chinh phục đỉnh núi cao nhất thế giới K2 đã lên đến 23%. Vào năm 1954 đã có một đoàn thám hiểm người Italia do ông Ardito Desio là người dẫn đầu đã chinh phục được ngọn núi đặc biệt này.
Đỉnh núi K2 là nơi duy nhất có độ cao hơn 8.000m không thể chinh phục vào mùa đông trong nhiều năm qua
3. Đỉnh núi Kanchenjunga – Độ cao 8.586m
Đỉnh núi Kanchenjunga là ngọn núi cao nhất hiện nay thuộc khu vực Nepal và bang Sikkim của Ấn Độ, nằm ở phía Nam của đỉnh Everest.
Đây cũng là ngọn núi được cho là cao nhất thế giới cho đến năm 1852. Đỉnh núi Kanchenjunga còn được biết đến là nơi có tỷ lệ tử vong cao khi leo lên chinh phục đỉnh núi lên tới 22% cũng bởi vì do điều kiện môi trường kém và hay xảy ra sạt lở tuyết mạnh.
Theo tương truyền, Kanchenjunga chính là ngọn núi hiện thân của nữ thần và luôn cố gắng giết những nhà thám hiểm nữ muốn chinh phục đỉnh núi này. Năm 1998, Janet Harrison đã chinh phục được đỉnh này. Thế nhưng không may sau 4 năm khi chinh phục được đỉnh núi này nhà leo núi nữ người Anh đã không may qua đời.
Theo tương truyền, Kanchenjunga chính là ngọn núi hiện thân của nữ thần và luôn cố gắng giết những nhà thám hiểm nữ muốn chinh phục đỉnh núi này. Năm 1998, Janet Harrison đã chinh phục được đỉnh này. Thế nhưng không may sau 4 năm khi chinh phục được đỉnh núi này nhà leo núi nữ người Anh đã không may qua đời.
4. Đỉnh núi Lhotse – Độ cao 8.516 m
Lhotse là đỉnh núi cao thứ 4 trên thế giới với độ cao 8.516m có vị trí nằm sát biên giới giữa Tây Tạng Trung Quốc và vùng Khumbu của Nepal. Với hệ thống các dãy núi nối liền với đỉnh Everest vì thế đỉnh Lhotse cũng có chung lộ trình leo núi giống đỉnh Everest.
Vào năm 1956, hai nhà leo núi người Thụy Sĩ là Fritz Luchsinger và Ernst Reiss lần đầu tiên chinh phục được đỉnh núi này. Đỉnh Lhotse được đánh giá là một trong những đỉnh núi khó leo và hiếm khi được thử.
5. Đỉnh núi Makalu – Độ cao 8.463 mét
Makalu là đỉnh núi cao thứ 5 trong danh sách các đỉnh núi cao nhất thế giới hiện nay với độ cao hơn 8.463m so với mực nước biển. Đây cũng là đỉnh núi thuộc dãy Himalaya và cách khoảng 19 km về phía đông của đỉnh núi Everest thuộc biên giới giữa Trung Quốc và Nepal. Có thể nói đỉnh núi Makalu là một đỉnh núi bị cô lập với hình dạng kim tự tháp 4 mặt.
Vào năm 1954, lần đầu tiên con người chinh phục được đỉnh Makalu là do một đội leo núi người Mỹ, đứng đầu là William Siri dẫn đoàn. Đỉnh núi Makalu là đỉnh núi có điều kiện chinh phục dễ dàng hơn so với 4 đỉnh trên.
6. Đỉnh núi Cho Oyu – Độ cao 8.188m
Đỉnh núi Cho Oyu có độ cao 8.188m so với mực nước biển, được tìm thấy ở biên giới giữa Nepal và Tây Tạng Trung Quốc. Đây là đỉnh núi nằm phía cực tây của tiểu phân Khumbu của Mahalangur Himalaya 20km về phía tây của đỉnh núi Everest.
Cho Oyu chính là một điểm khởi đầu tốt với những người yêu thích leo núi mạo hiểm, muốn luyện tập để chinh phục những đỉnh núi cao khác thuộc dãy núi Himalaya. So với những đỉnh núi cao trên thế giới khác thì Cho Oyu được đánh giá là dễ chinh phục hơn.
7. Đỉnh núi Dhaulagiri – Độ cao 8.167m
Dhaulagiri có độ cao 8.167m so với mực nước biển là ngọn núi cao thứ 7 trên thế giới nằm tại biên giới của Nepal.
Đỉnh núi Dhaulagiri được một đoàn thám hiểm người Thụy Sĩ, Áo và Nepal leo lên lần đầu vào ngày 13 tháng 5 năm 1960.
Dhaulagiri trong tiếng Nepal có nghĩa là rực rỡ, trắng đẹp, đây cũng là nơi có điểm cao nhất của lưu vực sông Gandaki. Dhaulagiri là đỉnh núi nổi tiếng được các nhà leo núi đánh giá là nơi có tầm nhìn đẹp khi hướng về cung đường Annapurna, cách đó khoảng 34km. Tuy nhiên tại đây có hẻm núi tách biệt Kaligandaki được cho là sâu nhất thế giới.
8. Đỉnh núi Nanga Parbat – Độ cao 8.126 m
Đỉnh núi Nanga Parbat là đỉnh núi được mệnh danh là Ngọn núi giết người có vị trí thuộc khu vực sườn Tây dãy Himalaya. Nanga Parbat được xem là một trong những đỉnh núi cao nguy hiểm nhất nếu xét về kỹ thuật và độ nguy hiểm của những người leo núi. Bởi khu vực này luôn có những vách đá được dựng đứng và phía Nam đỉnh núi còn có bức tường Rupal cao hơn 4.600m cản trở lối đi.
Vào năm 1953, Hermann Buhl chính là nhà leo núi đầu tiên chinh phục được đỉnh núi này, kể từ đó đến nay đã có hơn 62 người chết khi cố gắng leo lên đỉnh núi Nanga Parbat này.
Tỷ lệ người tử vong khi chinh phục đỉnh núi Nanga Parbat lên tới 22,3% so với số người lên tới đỉnh.
II. Kết luận
Trên đây là top 8 những đỉnh núi cao nhất hiện nay mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng với những thông tin này, bạn đọc đã có thêm cho mình những thông tin hữu ích về top các đỉnh núi cao nhất thế giới hiện nay cũng như những con số cụ thể liên quan đến quá trình chinh phục đỉnh núi của các nhà leo núi trên thế giới nhé. Hãy tiếp tục theo dõi trang web của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều tin tức mới nhất nhé.